PHẢN HỒI CÁC Ý KIẾN THẮC MẮC CỦA HSSV
CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH GẶP GỠ VÀ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VỚI HỌC SINH SINH VIÊN NH 2015 – 2016.
Câu 1: Cần cho sinh viên tiếp xúc với nhiều máy móc, thiết bị hơn.
Tình hình hiện nay máy móc, thiết bị phục vụ học tập là khá nhiều, khi triển khai dạy thực hành tại xưởng là theo từng nhóm từ 3 đến 5 học sinh/ máy. Tuy nhiên, xưởng đang trong thời gian cải tạo mở rộng, sắp xếp cho phù hợp, công bằng từng xưởng, nên có lẽ hơi chật, nên khi lớp đông thì có một số em cảm nhận là khó khăn trong việc thực tập.
Khoa ghi nhận việc này và sẽ sắp xếp, bố trí lại nhà xưởng ngăn nắp hơn, khoa học hơn khi được cải tạo nhà xưởng hoàn tất (dự kiến hết năm học 2015 – 2016).
Câu 2: Cần nhiều xe ô tô đời mới để tiếp xúc thực tế.
Qua trao đổi với phòng KHVT, thì theo văn bản Nhà nước là không cho mua xe, mà chỉ mua vật tư, mô hình học tập. Mặc dù vậy, Khoa đã cố gắng đề nghị các mô hình học tập cho phù hợp thực tế xe ở ngoài. Ví dụ như mô hình máy TOYOTA YARIS là giống trên xe, mô hình phun dầu điện tử Common rail cũng giống với những máy móc thực tế ngoài thị trường. Song song đó Khoa chủ động liên hệ các công ty ô tô chuyên về xe đời mới qua hình thức thực tập Doanh nghiệp, thực tập tốt nghiệp, để cho sinh viên tiếp cận, làm quen như HUYNDAI Ngọc An, Ô tô Sư tử vàng, Trường Hải ô tô chi nhánh Bình Dương,v..v…
Câu 3: Phụ cấp phí thực tập tại công ty Tân Thanh (Đợt 1)
Thực hiện theo Bản ký kết giữa Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và công ty CP – TM – CK Tân Thanh, về việc đào tạo theo yêu cầu Doanh nghiệp đợt 1. Khóa C14CT có 46 học sinh đăng ký học chương trình Thực tập doanh nghiệp 1, Thực tập doanh nghiệp 2 tại công ty. Khi lãnh đạo công ty tiếp xúc với học sinh thì có nói là phụ cấp cho một học sinh học chương trình này là 70.000 đồng/ngày/ học sinh. Tuy nhiên khi kết thúc học phần Thực tập doanh nghiệp 1, HSSV vẫn chưa nhận được chi phí bồi dưỡng.
Khoa Cơ khí đã nhiều lần trao đổi với Trung tâm ĐTNNL & HTDN về vấn đề này, TT. ĐTNNL & HTDN đã liên hệ lãnh đạo công ty CP – TM – CK Tân Thanh và được biết là công ty sẽ thanh toán cho HSSV ngay khi HSSV bắt đầu học phần Thực tập doanh nghiệp 2. Do là lần đầu tiên thực hiện chương trình nên còn nhiều bỡ ngỡ. Khoa Cơ khí nhận thiếu sót, và sẽ làm tốt hơn, kịp thời hơn trong các đợt thực tập kế tiếp.
Câu 4: Trang bị bảo vệ, bảo hộ lao động cho sinh viên thực tập:
Trong quá trình kiểm tra việc học tập của học sinh tại các bãi của công ty CP – TM – CK Tân Thanh, gồm: Bãi 2 – Khu phố 4, Đường Trường Sơn, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM; Bãi 3 – 52/1, Đường 400, Ấp Câu dầu, P. Tân Phú, Q. 9, TP. HCM; Bãi 4 – 27B, Đường Lê Văn Chí, KP.3, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM; Bãi 5 – Lô B11 – 13 KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP. HCM, về cơ bản lúc kiểm tra thì nón bảo hộ là tương đối đầy đủ, tuy nhiên ở bãi số 4 là thiếu nhiều. Lãnh đạo Khoa Cơ khí và TT.ĐTNNL đã làm việc với lãnh đạo ở các bãi thì được biết do bãi phải xin kinh phí từ Ban giám đốc nên đang chờ duyệt mua, nên khi học sinh đến thực tập thì chưa có. Hy vọng trong đợt Thực tập doanh nghiệp 2, công ty sẽ trang bị đầy đủ hơn.
Câu 5: Thiếu mặt nạ hàn ở xưởng + Câu 6: Thêm quạt hút khói ở các máy hàn
Lãnh đạo Khoa Cơ khí khẳng định là mặt nạ hàn ở xưởng là không thiếu, tuy nhiên một lớp thực tập với sỉ số lớp đông, với lượng máy hàn là 06 máy, thì số kính trang bị tối thiểu là 12, trong đó 06 cái là cho HSSV đang đứng máy trực tiếp, và 06 cái còn lại là cho HSSV thị phạm (quan sát), khi hs nào sử dụng xong sẽ bàn giao cho hs khác khi vào thực tập hàn. Số HSSV còn lại sẽ làm bài tập gò, Khoa cũng đã tiến hành việc giải thích cho HSSV hiểu thấu đáo, việc này Khoa tiếp thu, và đã làm việc với GV phụ trách lớp, hướng dẫn cho hs tường tận và cụ thể hơn, tránh hiểu nhầm đáng tiếc.
Hiện nay ở mỗi xưởng hàn đều có trang bị quạt hút khói, tuy nhiên do diện tích xưởng khá chật, trần nhà thấp nên khi cả 06 HSSV cùng hoạt động thì lượng khói thoát ra ngoài cùng một lúc là không hết, luôn tồn động một lượng khói nhỏ. Khoa Cơ khí ghi nhận và tìm biện pháp xử lý tốt hơn trong học kỳ tới.
Câu 7: Nếu có thể thì tụi em mong muốn giảm môt số tiết lý thuyết và tăng tiết thực hành.
Nguyện vọng của lớp là được giảm số tiết của môn Cơ kỹ thuật và Sức bền vật liệu, tăng thời gian thực hành, Khoa sẽ triển khai họp Bộ môn ô tô, xem xét, điều chỉnh có thể. Trên cơ sở Khoa đang xây dựng chương trình theo hướng CDIO theo hướng tiếp cận năng lực người học, thì sẽ phù hợp hơn với tình hình học tập của HSSV hiện nay.