2 bất cập khi chọn ngành thời thượng

0
1625

Trong việc các học sinh, sinh viên có xu hướng chọn những ngành học mang tính thời thượng, có hai điều bất cập, ảnh hưởng đến chính người học.

Theo nhà giáo dục, nhà quản lý nổi tiếng người Ấn Độ Virender Kapoor, ngày nay các học sinh, sinh viên thường học tập với mục tiêu tiên quyết là kiếm được việc làm. Và họ chọn những ngành học mang tính thời thượng và hứa hẹn sẽ còn “nóng” trong vài năm tới. Nhà giáo dục Virender Kapoor chỉ ra rằng có hai điều bất cập với lựa chọn này.

Thứ nhất, cái gì mang tính xu hướng sẽ không tồn tại lâu dài – thông thường vòng đời của một xu hướng kéo dài khoảng 5 đến 10 năm.

Thứ hai, mỗi người có rất nhiều lựa chọn, nếu suốt đời cứ nhất nhất giới hạn mình trong một lĩnh vực thì có thể sẽ gây hạn chế đối với tiềm năng của chính mình.

Vậy nhà trường và gia đình cần đóng vai trò gì trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh?

Theo nhà giáo dục Virender Kapoor, giáo viên cần là người dẫn dắt, giúp người học bộc lộ khả năng trong bất cứ ngành nghề nào họ chọn. Giáo viên cần tập trung đến vấn đề này khi tư vấn cho học sinh chọn ngành học.

Việc chọn những ngành học mang tính thời thượng sẽ nảy sinh bất cập. Trong ảnh: Học sinh lớp 12 trường THPT Trưng Vương, TPHCM hoàn thành khâu nộp hồ sơ thi THPT quốc gia năm 2017. (Ảnh: Lê Phương)
Việc chọn những ngành học mang tính thời thượng sẽ nảy sinh bất cập. Trong ảnh: Học sinh lớp 12 trường THPT Trưng Vương, TPHCM hoàn thành khâu nộp hồ sơ thi THPT quốc gia năm 2017. (Ảnh: Lê Phương)

Về vai trò của bố mẹ, ông Virender Kapoor khuyên rằng: Tất cả những gì phụ huynh cần làm là giúp cho con mình hiểu được đâu là ưu, nhược điểm của bản thân, để đưa ra quyết định có tính thực tế.

Việc nhà trường và gia đình giúp học sinh nhìn ra thế mạnh của mình để chọn ngành học phù hợp là điều rất quan trọng để người học có thể cống hiến tốt nhất với khả năng của mình. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện được trong một nền giáo dục rập khuôn vốn rất phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay.

Thiên tài Eistein có câu nói nổi tiếng: “Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid.” (tạm dịch: Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin rằng nó ngu ngốc.)


Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin rằng nó ngu ngốc.

“Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin rằng nó ngu ngốc.”

Nhà vật lí, nhà báo khoa học người Đức Stefan Klein khẳng định, ở trường, tất cả bọn trẻ đều được học theo phương pháp giống nhau, mặc dù chúng ta đã biết từ lâu rằng mỗi người có một thế mạnh và tài năng khác nhau.

Quan điểm này của nhà báo Stefan Klein cũng là suy nghĩ chung của nhiều nhà khoa học và giáo dục. Trong cuốn sách “NLP căn bản” (NXB Lao động Xã hội), nhà tư vấn Joseph O’Connor và nhà tâm lí học John Seymour chỉ ra rằng: “Một trong những lý do mà chúng ta chỉ sử dụng rất ít năng lực khả dĩ của bộ não là do hệ thống giáo dục của chúng ta quá tập trung vào hệ thống đánh giá bên ngoài thông qua những thành tựu được chuẩn hóa và theo đuổi mục tiêu của những người khác. Chúng ta được rèn luyện rất ít để tối đa hóa năng lực nội tại độc nhất vô nhị của bản thân.”

Trên thực tế, với việc các trường học ở nhiều nước nói chung, ở Việt Nam nói riêng, đều dựa chủ yếu vào điểm số để đánh giá học sinh, thì rất dễ rơi vào tình trạng giáo dục rập khuôn. Do vậy, bản thân các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh phải ý thức được thực trạng này và nhắc nhở mình để không rơi vào “cái bẫy” đánh giá học sinh và con em mình theo những tiêu chuẩn giống nhau.

Và để có thể thoát khỏi tình trạng giáo dục rập khuôn cần có chiến lược và lộ trình bởi lâu nay chúng ta đã quá lệ thuộc vào “cái thang đo” bằng điểm số khi đánh giá học sinh.

Nguyên Chi

(Thep Dân trí)